Các hãng ô tô Hàn Quốc nổi tiếng tại Việt Nam

Hàn Quốc sở hữu rất nhiều thương hiệu ô tô được ưa chuộng tại thị trường Việt Nam, có thể đến Hyundai, KIA, Ssangyong, Daewoo.

Hyundai

Hãng xe Hàn Quốc Hyundai Motor được thành lập vào năm 1947 bởi Chung-Yu-Yung, với danh nghĩa ban đầu là công ty xây dựng và kỹ thuật, 20 năm sau, Hyundai mới thực sự trở thành công ty sản xuất xe ô tô với mẫu xe đầu tay mang tên Hyundai Pony.

Năm 1968 Hyundai Cortina ra đời thông qua sự hợp tác với hãng xe của Ford của Mỹ. Hyundai bắt đầu công việc xuất khẩu xe hơi vào năm 1982, với lựa chọn là thị trường Anh.

Năm 1984, Hyundai Pony bắt đầu được xuất khẩu qua Canada do không đạt tiêu chuẩn khí thải ở Mỹ. Một năm sau khi cập bến Canada, Hyundai Pony thành công vượt ngoài kỳ vọng và bán được hơn một triệu xe trong năm đó.

Năm 1986, đạt được tiêu chuẩn khí thải tại Mỹ, Hyundai bắt đầu đưa Hyundai Excel đến Mỹ để tham khảo thị hiếu khách hàng. Excel lọt top 10 mẫu xe tốt nhất bình chọn bởi tạp chí uy tín của Mỹ và lúc này Hyundai mang thêm Sonata đến Hoa Kỳ, tổng cộng doanh thu của Hyundai từ năm 1986 - 1990 tại Mỹ là khoảng 4 triệu chiếc.

Năm 1999 là năm đánh dấu cột mốc đáng chú ý của Hyundai khi doanh nghiệp này quyết định mua và sáp nhập hãng xe KIA.

Năm 2004, Hyundai mở thêm một nhánh thương hiệu mang tên Genesis chỉ để bán xe hạng sang.

Thời điểm hiện tại, Hyundai mang đến cho thị trường ô tô rất nhiều mẫu xe được tin dùng trên toàn thế giới như: Hyundai Accent, Hyundai Custin, Hyundai Palisade, Hyundai Santa Fe, Hyundai Tucson, Hyundai Grand i10...

KIA Morning - Mẫu xe cỡ nhỏ được ưa chuộng tại Việt Nam. (Ảnh minh họa).

KIA Morning - Mẫu xe cỡ nhỏ được ưa chuộng tại Việt Nam. (Ảnh minh họa).

KIA

Hãng xe KIA được thành lập vào năm 1944 với tên gọi Kyungsung Precision Industry chuyên sản xuất linh kiện xe đạp và ống thép. Thành tựu đầu tiên mà Kyungsung Precision Industry đạt được là sản xuất chiếc xe đạp nội địa đầu tiên của Hàn Quốc.

Năm 1952 - 1974, Kyungsung Precision Industry quyết định đổi tên thành Kia Industries. Thời điểm này KIA chuyên sản xuất xe mô tô cỡ nhỏ (ủy quyền bởi Honda) và xe tải, xe ô tô (ủy quyền bởi Mazda).

Năm 1986, KIA ghi dấu ấn đầu tiên với mẫu xe KIA Pride nhưng đây cũng là sự kế hợp giữa KIA - Mazda và Ford, KIA hoàn toàn không có một dấu ấn nào riêng cho mình kể từ lúc thành lập đến lúc phá sản vào năm 1997 và phải bán mình cho hãng xe đồng hương là Hyundai vào năm 1999.

Sau khi sáp nhập, mọi công việc của KIA trở nên suôn sẻ, bước ngoặt đầu tiên phải nói đến việc nhà thiết kế ô tô Peter Schreyer đã đặt tiền đề cho lưới tản nhiệt “mũi hổ” (Tiger Noise) vẫn còn áp dụng cho đến thời điểm hiện tại.

GM Daewoo

GM Daewoo là một hãng sản xuất xe ô tô đa quốc gia của Hàn Quốc, tuy đã phá sản nhưng hãng xe này cũng khá phổ biến tại Việt Nam.

GM Daewoo được thành lập vào năm 1967 và có trụ sở đặt tại Incheon - Hàn Quốc. Sau một thời gian hoạt động, Daewoo có xuất khẩu một vài mẫu xe sang Việt Nam và hiện thi thoảng chúng ta vẫn thấy xe chạy ngoài đường.

Trong quá trình phát triển của mình Daewoo đã sản xuất hơn 150 xe đạt tiêu chuẩn an toàn và xuất khẩu qua hầu hết các quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên, năm 1990 cuộc khủng hoảng tài chính lớn nhất tại Châu Á đã đẩy Daewoo vào bước đường cùng, doanh nghiệp này buộc phải phá sản vào năm 1999 và hiện tại được GM Mỹ mua lại.

Ssangyong

Ssangyong Chairman. (Ảnh minh họa).

Ssangyong hay còn gọi là Song Long là một hãng sản xuất xe ô tô đa quốc gia của Hàn Quốc, được thành lập vào năm 1954.

Thời điểm năm 1988 - 1993, Ssangyong thực hiện khá nhiều thương vụ gây chấn động xứ kim chi khi thâu tóm công ty xe hơi Panther nổi tiếng của nước Anh lúc bấy giờ, hợp tác dùng chung khung gầm của Mercedes-AG và sản xuất ra mẫu xe SSangyong Chairman vô cùng nổi bật.

Tuy nhiên, thời kỳ huy hoàng không diễn ra được bao lâu thì cuộc khủng hoảng tài chính lớn nhất châu Á ập tới và Ssangyong chịu tổn thất nặng nề nên phải bán mình cho SAIC.

Nhà nước Hàn Quốc đã lên chiến dịch giải cứu thương hiệu này và cho phép Ssangyong trả nợ trong vòng 10 năm. Đồng thời, tịch thu quyền kiểm soát của SAIC bằng cách giảm số giá trị cổ phần của họ từ 51% xuống còn 11,2% với lý do SAIC đã ăn cắp công nghệ độc quyền của Ssangyong.

Năm 2011, Mahindra (tập đoàn ô tô Việt Dã - Ấn Độ) đã mang Ssangyong về và rót vào đó 77 triệu USD để khôi phục thương hiệu cho đến thời điểm hiện tại.

(Nguồn: https://vtcnews.vn/cac-hang-o-to-han-quoc-noi-tieng-tai-viet-nam-ar864468.html )